A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ CON: MÙA XUÂN ĐẾN RỒI; Số tuần: 1 tuần. Thời gian: Từ ngày 17 - 19/ 02/2021

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ CON: MÙA XUÂN ĐẾN RỒI

Số tuần: 1 tuần.  Thời gian: Từ ngày 17 - 19/ 02/2021

Lớp: 4 tuổi B

 

Hoạt Động

 

 

 Thứ 2

    

 Thứ 3

  

  Thứ 4

 

 Thứ 5

 

Thứ 6

Đón trẻ -

Thể dục sáng.

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định. Hướng cho trẻ xem tranh về chủ đề, chơi ở các góc. Cô trao đổi với bố mẹ về sức khỏe, học tập của trẻ.

- Cho trẻ tập trung tập thể dục sáng toàn trường, tập với băng thể dục sáng (bài tháng 2). Bài “ Nắng sớm”.

 

 

Hoạt động học.

 

Nghỉ tết Nguyên đán

 

Nghỉ tết Nguyên đán

*PTNT:

Trò chuyện về mùa xuân.

 

*PTTC: 

Bật tách khép chân qua 5 ô.

 

 

 

*PTTM:

Vẽ hoa mùa xuân bằng dấu vân tay. ( Quy trình Design Thinking)

 

 

Chơi ngoài trời.

- Làm quen bài hát: Mùa xuân đến rồi.

- Quan sát vườn hoa mùa xuân.

- Chơi vận động: Hái quả, cây cao cỏ thấp, gieo hạt......

- Chơi tự do.

Chơi, hoạt động chiều.

- Làm quen bài thơ: Mùa xuân

- Hoạt động ở phòng thư viện.

- Đóng chủ đề “Mùa xuân đến rồi” giới thiệu chủ đề “Qủa ngon trong vườn”

 

        

                                                        

KẾ HOẠCH CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

 

 Tên góc

Kết quả mong đợi

  Chuẩn bị

    Nội dung

Góc xây dựng lắp ghép:

Xây vườn hoa mùa xuân.

Xây vườn cây ăn quả

- Trẻ biết sắp xếp hợp lý khi  xây vườn hoa mùa xuân, vườn cây ăn quả.

- Bố cục công trình hợp lí, đẹp.

 Đồ chơi xây dựng, lắp ráp. Các loại cây xanh, cây rau, cây ăn quả,  thảm cỏ, hoa… 

 Xây  vườn hoa, vườn cây ăn quả có cổng ra vào, từng lối đi  riêng, có hàng rào bao quanh.

Góc phân vai:

 Bán hàng; Nấu ăn; Bác sĩ

 

- Trẻ biết nhập vai chơi làm người nội trợ, chơi bán hàng; Bác sĩ, bệnh nhân

- Trẻ biết mối quan hệ giữa các thành viên trong khi chơi.

- Trẻ biết chọn và sử dụng các đồ chơi phù hợp trong quá trình chơi. Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.

- Đồ chơi bán hàng.

- Đồ chơi khám bệnh

- Đồ chơi gia đình.

 

- Chơi thể hiện vai chơi làm người bán và mua hàng.

- Chơi nội trợ chế biến và nấu các món ăn, bày các món ăn lên bàn...

- Chơi bác sĩ khám bệnh, bốc thuốc cho bệnh nhân.

Góc học     tập:  

Xem tranh về chủ đề; 

- Chơi ô ăn quan

- Trẻ biết xem tranh và kể về những nội dung trong bức tranh.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi dân “gian ô ăn quan”

- Tranh ảnh về các hoạt động trong ngày tết.

- Bàn cho trẻ chơi trò chơi ô ăn quan, sỏi

- Xem và trò chuyện  về tranh một số hoạt động trong ngày tết.

- Trẻ  tham gia chơi  trò chơi ô ăn quan

Góc nghệ thuật:

- Làm hoa mùa xuân bằng các nguyên vật liệu.

- Hát, múa về chủ đề.

- Trẻ biết làm hoa mùa xuân bằng các nguyên vật liệu mở như: lá cây, nắp chai, miếng xốp…

- Trẻ biểu diễn tốt các  bài hát múa có nội dung về chủ đề.

- Lá cây khô, nắp chai, keo dính 2 mặt, kéo. Hồ dán…

- Hoa cài tay, dụng cụ âm nhạc.

- Làm các loại hoa mùa xuân như: hoa cúc, nụ tầm xuân. Hoa nhiều cánh….

- Hát, múa, đọc thơ về chủ đề.

Góc khám phá khoa học:   

- Gieo hạt; 

- Thả vật chìm nổi.           

Trẻ  biết gieo hạt, thả vật chìm nổi.

 

Các loại hat: đậu, lạc, cải… chậu cho trẻ gieo hạt

Sỏi, miếng xốp, nắp chai, chìa khóa….

Trẻ gieo hạt, thả vật nổi vật chìm.

 

*********************************************

                                                                   Thứ 2 ngày 15 tháng 02 năm 2021.

                                                                   Thứ 3 ngày 16 tháng 02 năm 2021

NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN

***********************************

                                                                   Thứ 4 ngày 17 tháng 02 năm 2021

* Trò chuyện đầu tuần.

- Những ngày nghỉ tết các con có vui không? Bố mẹ dẫn các con đi chơi ở những đâu? 

- Bước sang năm mới chúng ta được thêm những điều gì mới?

- Thêm tuổi mới các con phải như thể nào? Khi mùa xuân đến mọi các con thấy cảnh vật ntn?.

- Mùa xuân cho ta nhiều cảnh đẹp, thời tiêt ấm áp, cỏ cây hoa lá, xanh tươi và tuần học này cô cháu mình cùng tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về mùa xuân nhé.

I.HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT

Đề tài: Trò chuyện về mùa xuân.

1. Kết quả mong đợi.

- Trẻ biết được những dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân.

- Biết được thời tiết quang cảnh sinh hoạt của mọi người trong mùa xuân.

- Trẻ biết quan sát, nhận xét về mùa xuân

- Qua đó giáo dục trẻ biết yêu cảnh đẹp của  mùa xuân.

2. Chuấn bị:

- Một số hình ảnh về mùa xuân.

3. Tiến hành:

*Hoạt dộng 1: Ổn dịnh gây hứng thú

- Cô cùng trẻ vận động: Mùa xuân ơi

- Các con vừa hát bài hát nói về mùa gì?

* Hoạt động 2: Trò chuyện về mùa xuân cùng bé

Các con thử suy nghĩ xem bây giờ là mùa gì?

- Vì sao con lại biết là mùa xuân?

- Theo con mùa xuân có đặc điểm gì?

- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về thời tiết mùa xuân

- Con có nhận xét gì về những hình ảnh vừa rồi?

+ Thời tiết mùa xuân như thế nào?

+ Bầu trời ra sao?

+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa?

+ Khi mùa xuân đến con thấy cây cối như thế nào?      

+ Các con biết những loại hoa nào thường nở vào mùa xuân?

- Tương tự cho trẻ tìm hiểu về các hoạt động của con người trong mùa xuân

Cho trẻ xem đoạn video về hội chợ xuân, vườn hoa hoa..

- Cho trẻ nêu nhận xét

+ Mùa xuân đến con người thường có những hoạt động gì đặc trưng?

- Cô mở rộng: Cung cấp các hoạt động lễ hội trong mùa xuân như: Lễ hội Chùa hương, lễ hội đền Hùng, Hội Lim ở Bắc Ninh..

* Hoạt động 3: Ai khéo hơn

- Cho trẻ  chia 3 nhóm thi đua dán hoa mùa xuân

- Cô phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô quan sát trẻ chơi

- Kết thúc cho trẻ đọc bài thơ '' Hoa đào, hoa mai" nhẹ nhàng ra chơi.

II. CHƠI NGOÀI TRỜI

1. HĐCCĐ: Làm quen bài hát “Mùa xuân đến rồi”

a. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết hát cùng cô theo lời bài hát.

- Hát nhịp nhàng theo lời bài hát.

- Hứng thú khi tham gia hoạt động

b. Chuẩn bị:

- Đĩa nhạc bài hát “Mùa xuân đến rồi”

- Loa, máy tính

- Một số đồ chơi: Bong bóng xà phòng, ô tô, chong chóng, thuyền…

c. Tiến hành:

- Cô tập trung trẻ kiểm tra sức khỏe, dặn dò trước lúc ra sân

- Cô cùng trẻ  trò chuyện về chủ đề.

- Khi mùa xuân đến con thấy thời tiết như thế nào?

- Cô hát  cho trẻ nghe lần 1.

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

- Cô hát cho trẻ nghe lần 2, cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.

- Cô hát lần 3 cho trẻ nghe.

- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.

- Cô giáo dục trẻ qua nội dung bài hát.

- Cho trẻ hát cùng cô (Cả lớp hát theo cô 2 - 3 lần). Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Cô bắt nhịp cho trẻ hát theo tổ

- Cô bao quát theo dõi, khuyến khích trẻ

- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.

- Cô  nhận xét tuyên dương

2. TCVĐ: Hái quả

- Cô cho trẻ nhắc lại luật và cách chơi

- Cô giúp trẻ nếu trẻ chưa nắm rõ luật và cách chơi

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.

3. Cho trẻ chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi dưới sự bao quát của cô

          III.CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

Góc phân vai: Bán hàng (*)

Góc xây dựng: Xây vườn hoa mùa xuân

Góc học tập: Xem tranh về chủ đề

Góc khám phá khoa học: Gieo hạt

( ND: Xem kế hoạch chơi, hoạt động ở các góc )

     IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1.Làm quen bài thơ: Mùa xuân

a. Kết quả mong đợi:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ đọc rõ lời, đọc diễn cảm.

- Trẻ biết cảnh đẹp khi mùa xuân đến.

b. Chuẩn bị:

- Hình ảnh minh họa nội dung  bài thơ.

c. Tiến hành:

- Cô cho trẻ  xem một số hình ảnh về mùa xuân

- Con vừa được xem những hình ảnh nói về mùa gì?

- Cô dẫn dắt vào bài thơ: Mùa xuân

- Cho trẻ chuyển đội hình

- Cô đọc thơ “ Mùa xuân” lần 1 cho trẻ nghe, giới thiệu tác giả.

- Cô cùng trẻ đọc thơ 2- 3 lần.

- Cô cho trẻ đọc theo nhóm, tổ.

- Cô đàm thoại qua nội dung bài thơ:

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Do ai sáng tác?

+ Khi mùa xuân đến cảnh vật được miêu tả như thế nào?

+ Đám mây thì như thế nào?

+ Mảnh vườn ra sao?

+ Hoa đào thì được miêu tả như thế nào khi mùa xuân đến?....

- Con có thích thời tiết mùa xuân không? Vì sao?

- Cô cho trẻ đọc lại một lần nữa có hình ảnh minh họa.

2. Chơi tự do ở các góc. Cô bao quá trẻ chơi.

* Đánh giá trẻ cuối ngày:

- Tình trạng sức khỏe:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 - Trạng thái cảm xúc:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức kỹ năng: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Biện pháp: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

************************************

Thứ 5 ngày 18 tháng 2 năm 2021

I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTC

                                    Đề tài: Bật tách khép chân qua 5 ô

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ  biết bật tách khép chân qua 5 ô

- Trẻ hiểu cách bật tách chân, khép chân

- Giúp phát triển cơ chân khi thực hiện vận động.

- Trẻ hứng thú  tham gia vào hoạt động.

2. Chuẩn bị:

- Sơ đồ cho trẻ bật

- Dây thừng cho trẻ chơi trò chơi.

3. Tiến hành:

- Cô dẫn dắt giới thiệu hội thi: “Bé khéo bé khỏe”

- Hội thi gồm có 3 phần:

+ Phần 1: Diễu hành

+ Phần 2: Đồng diễn

+ Phần 3: Chung sức

Các bé đã sẵn sàng để bước vào phần 1 chưa nào?

* Phần thứ nhất:  Diễu hành

- Cho trẻ  chuyển đội hình vòng tròn  kết hợp các kiểu đi, chạy với bài hát  “ Mùa xuân”, sau đó chuyển thành đội hình 3 hàng ngang.

* Phần thứ 2: Đồng diễn

- Bài tập phát triển chung (tập theo lời bài hát: Nắng sớm)

- Trẻ thực hiện  các động tác với vòng thể dục

-  Động tác tay: hai tay đưa ra trước, cao ngang vai.

- Động tác chân: Một chân làm trụ, một chân đưa ra phía trước, phía sau.

- Động tác bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên.

- Động tác bật: Bật tách chân, khép chân.

- Mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp

Sau đó chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện

* Phân thứ 3: Chung sức (Vận động cơ bản:  Bật tách khép chân qua 5 ô)

- Cô cho trẻ xem sơ đồ và hỏi trẻ

- Cô có  sơ đồ gì đây? Với sơ đồ này các con có thể thực hiện được những bài tập vận động gì?

- Cô giới thiệu tên bài vận động.

- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện và phân tích: Tư thế chuẩn bị: Chân đứng tự nhiên hai tay chống hông dùng sức của đôi chân bật chụm vào vòng sau đó tách chân vào 2 vòng cứ như thế cho đến hết. Sau khi thực hiện xong đi về cuối hàng đứng.

Cho các bạn nhận xét cách bật của bạn.

* Trẻ thực hiện bài tập:

 Lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên thực hiện bài tập 

Cô quan sát, động viên, khuyễn khích trẻ thực hiện đúng thao tác, kỷ thuật khi bật.

- Lần 2: Cô tăng số vòng lên cho trẻ thực hiện

- Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt bài tập vận động.

- Cho trẻ nhắc lại tên bài vận động.

* Trò chơi vận động: Kéo co.

- Cô cho trẻ xem sợi dây thừng

- Với sợi dây này các con sẽ chơi trò chơi gì?

- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô động viên khuyến khích trong khi trẻ chơi.

c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng.

                                            II.CHƠI NGOÀI TRỜI

1.HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa mùa xuân

a. Kết quả mong đợi :

- Trẻ gọi đúng tên, màu sắc, các bộ phận cơ bản của một số loại hoa đặc trưng của mùa xuân ở vườn trường

- Biết lợi ích của các loại hoa đối với đời sống con người

- Giáo dục trẻ tính nghiêm túc khi tham gia hoạt động

b. Chuẩn bị:

- Vườn hoa của trường

- Đồ chơi: Bóng, bộ đồ chăm sóc cây, đồ chơi ngoài trời…

c. Tiến hành:

- Cô tập trung trẻ dặn dò trước lúc ra sân

- Cô cùng trẻ hát bài “Mùa xuân”

- Các con nhìn xem xung quanh sân trường mình có gì?

- Vậy các con có muốn đi tham quan vườn hoa của trường không?

- Cô cùng trẻ hát: Đi chơi

- Cô cháu mình đã đến đâu rồi?

+ Đây là hoa gì?

+ Con có nhận xét gì về hoa đào?

+ Hoa đào thường nở vào mùa nào?

+ Con có nhận xét gì về cánh hoa?

+ Cho trẻ sờ vào cánh hoa đào

- Cô có hoa gì đây nữa?

+ Con có cảm nhận gì về hoa cúc?

+ Con thấy hoa cúc như thế nào?

+ Cánh hoa như thế nào? Có màu gì?

+ Cho trẻ ngửi hoa

- Tương tự cho trẻ quan sát hoa hồng, hoa mai.

- Cho trẻ nêu nhận xét về hoa hồng, hoa mai.

- Các con vừa được quan sát những loài hoa nào?

- Những loài hoa này đặc trưng cho mùa nào?

- Muốn hoa tươi tốt mình phải làm gì?

- Giáo dục trẻ yêu quí, chăm sóc, bảo vệ hoa

- Cô theo dõi, bao quát và khuyến khích trẻ.

- Nhận xét tuyên dương

* Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp

- Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi

- Cho trẻ chơi 3 lần

- Cô quan sát trẻ chơi tốt.

* Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời dưới sự bao quát của cô

III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

Góc xây dựng: Xây vườn hoa mùa xuân (*)

Góc nghệ thuật: Làm hoa mùa xuân bằng nguyên vật liệu khác nhau

Góc học tập: Chơi ô ăn quan

Góc phân vai: Nấu ăn

 (ND: Xem kế hoạch chơi, hoạt động ở các góc)

                             IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Hoạt động phòng thư viện

a. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết thực hiện ở phòng thư viện: xem tranh, sách, cách mở sách....

- Giáo dục trẻ biết cất sách, đồ dùng gọn gàng khi thực hiện xong

b. Chuẩn bị:

- Phòng thư viện gọn gàng, có đầy đủ các loại sách truyện, rối tay...

c. Tiến hành:

- Cô cho trẻ lại phòng thư viện

- Hỏi trẻ ở phòng thư viện có những gì?

+ Con nhìn xem trong phòng thư viện có gì?

+ Đây là gì?

+ Các con sẽ làm gì ở góc này?

- Khi vào đây chúng mình làm gì?

- Khi ở phòng thư viện các con sẽ như thế nào?

- Cô giới thiệu các góc chơi, cách xem sánh, tranh, cách ngồi...

- Khi xem sách, tranh, xong các con phải làm gì?

- Cho trẻ về khu vực chơi theo ý thích của trẻ

- Trẻ hoạt động ở các góc, cô quan sát hướng dẫn trẻ cách mở sách, gấp sách, cách tô màu...

- Cô cùng đọc sách với trẻ.

- Trò chuyện với trẻ trong quá trình chơi ở phòng thư viện

- Kết thúc: Cho trẻ sắp xếp sách gọn gàng ngăn nắp.

* Đánh giá trẻ cuối ngày:

- Tình trạng sức khỏe:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 - Trạng thái cảm xúc:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức kỹ năng: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Biện pháp: 

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

************************************

Thứ 6 ngày 19 tháng 2 năm 2021

I.HOẠT ĐỘNG HỌC : PTTM

Đề tài: Vẽ hoa mùa xuân bằng dấu vân tay( Quy trình Design Thinking)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Trẻ biết được chức năng và cấu tạo của bông hoa: Cành, lá, hoa

2. Kỹ năng:

Vận động thô: Cầm, nắm, đi, ngồi…

Vận động tinh: Sử dụng các ngón tay chấm màu để tạo bông hoa

Kỹ năng sống: + Kỹ năng tự phục vụ bản thân

                         + Kỹ năng làm việc nhóm

                         + Kỹ năng giải quyêt vấn đề

                         + Kỹ năng đặt câu hỏi

3. Thái độ:

- Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô giáo

- Cháu vui vẻ tham gia tiết học

- Trẻ hào hứng đặt các câu hỏi “Tại sao?, Làm thế nào?”

- Biết yêu thương, quan tâm chia sẽ với các bạn

4. Kết quả áp dụng:

- Mỗi bạn tạo một bông hoa đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Bông hoa có đầy đủ bộ phận, đẹp và sáng tạo

5. Các thành tố tích hợp:

S: Trẻ nhận biết được chức năng và cấu tạo của bông hoa

T: Vật liệu, dụng cụ, thiết bị giảng dạy

E: Kỹ thuật tạo dựng bông hoa

A: Bông hoa đẹp, sáng tạo

M: Trẻ học số đếm, hình dạng

II. Tiến trình

A.Thấu cảm

Bối cảnh:

Cô và trẻ cùng đi chơi xuân,  đến thăm quan vườn hoa, cùng quan sát và trò chuyện về vườn hoa, hôm nay có nhiều cô đến thăm lớp mình, để thể hiện tình cảm của mình, cô muốn các con cùng tạo hình những bức tranh thật đẹp để tặng các cô

B. Xác định vấn đề

1. Xác định vấn đề cần giải quyết.

- Làm thế nào để tặng các cô đây?

* Các bạn vừa nêu rất nhiều ý tưởng đấy, cô thấy ý tưởng nào cũng hay cô khen cả lớp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một giải pháp đó là làm bông hoa bằng dấu vân tay tặng các cô nhé.

2. Cung cấp kiến thức để giải quyết vấn đề.

- Các con vừa đi chơi,  các con được quan sát được những loại hoa gì? (cho trẻ kể)

* Nhiệm vụ cấu tạo của bông hoa

- Bông hoa gồm có: Cuống hoa, có hai lá, cánh hoa dạng hình tròn, được làm bằng nhiều chấm màu của vân tay.

3. Xác định nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể.

- Mỗi nhóm tạo được 1 bình hoa đảm bảo những yêu cầu sau.

+ Bông hoa có đầy đủ bộ phận, đẹp và sáng tạo

4. Xác định vật liệu, dụng cụ được cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

- Cho trẻ quan sát và nhận biệt từng vật liệu, dụng cụ

+ Vật liệu dụng cụ: Màu nước dạng khô, bìa cứng, khăn lau tay

C. Ý tưởng:

* Tưởng tượng về bông hoa

- Khuyến khích trẻ trao đổi về bông hoa mà mình đang tưởng tượng

- Giáo viên đến từng nhóm động viên và khuyến khích trẻ thực hiện.

D. Tạo dựng

* Tạo dựng bông hoa

-Trong vòng 12 phút trẻ tiến hành tạo hình bông hoa

 -  Giáo quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình trẻ thực hiện

     - Trẻ chấm hoa bằng vân tay trên giấy A4

E. Kiểm tra

1. Thử nghiệm bông hoa

Giáo viên cho trẻ đứng thành vòng tròn, cùng lấy tay xoa vào các bông hoa xem màu đã khô chưa? Có bị lem màu hay không?

2. Kiểm tra

Giáo viên đặt câu hỏi

Bông hoa gồm những bộ phận gì?

* Cải thiện lại bông hoa

Giáo viên cho các nhóm 3 phút để cải thiện

3. Tổng kết

- Giáo viên ghi nhận kết quả của các nhóm và tuyên dương khen thưởng:

Vậy là hôm nay lớp chúng  mình đã cùng nhau tạo được nhiều bông rất đẹp để giúp cô   rồi, cô  cảm ơn các con và khen cả lớp chúng mình nào.

II. CHƠI NGOÀI TRỜI

Trẻ học tiếng Anh ( gọi tên một số loài hoa)

                  III.CHƠI- HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

Góc học tập: Xem tranh về chủ đề

Góc phân vai: Bác sỹ

Góc KPKH: Vật nổi vật chìm

Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ đề

(ND: Xem kế hoạch chơi, hoạt động ở các góc)

IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Đóng chủ đề: “Mùa xuân đến rồi” Mở chủ đề:  “Quả ngon trong vườn”

a.Kết quả mong đợi:

- Trẻ nắm được nội dung trong chủ đề đã học: Trẻ biết kể về đặc trưng của mùa xuân

- Biết hát múa, đọc thơ có nội dung về chủ đề

- Hứng thú tham gia vào hoạt động.

   - Bước đầu cho trẻ làm quen với kiến thức mới

b. Chuẩn bị:

- Một sô bài hát, bài thơ trong chủ đề

- Máy tính,loa

- Một số lô tô hình ảnh về mùa xuân

c.Tiến hành:

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ

- Các con có thích chơi trò chơi không?

- Cho trẻ chia 3 đội chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh

+ Trẻ thi đua lên dán hình ảnh về mùa xuân

- Cô cho trẻ chơi

- Cô động viên trẻ chơi tốt trò chơi

+ Các con vừa chơi gì?

+ Những hình ảnh này nói về mùa gì?

- Cho trẻ nêu đặc trưng của mùa xuân

+ Mùa xuân đến thời tiết như thế nào?

+ Cảnh vật ra sao?

+ Mọi người thường tham gia những hoạt động gì?

- Cho trẻ đọc thơ: Mùa xuân chuyển đội hình chữ U

- Trẻ lên biểu diễn bài hát: Mùa xuân đến rồi

- Cho trẻ biểu diễn theo nhóm, cá nhân

- Cô động viên khuyến khích trẻ biểu diễn.

- Cô hát tặng trẻ bài hát: Mùa xuân ơi

- Trẻ cùng biểu diễn cùng cô

Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về một số loại quả

- Các con vừa được xem những hình nói về những loại quả gì?

- Để hiểu rõ hơn về các loại quả này tuần sau cô cháu mình cùng khám phá nhé!

2. Chơi tự do ở các góc: Cô bao quát trẻ chơi

3. Nêu gương cuối tuần.

* Đánh giá trẻ cuối ngày:

- Tình trạng sức khỏe:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 - Trạng thái cảm xúc:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Kiến thức kỹ năng: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Biện pháp:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

************************************

 

 

 

 

 

 


Nguồn:mnxuanloc.canloc.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website